Tại sao chúng ta cần Ngày Thế giới Công ty – Nhịp Cầu Doanh Nghiệp

Mới đây, Ông Lawrence Chong, CEO Consulus, đã chia sẻ với các doanh nghiệp về “Tại sao chúng ta cần Ngày Thế giới Công ty?” trên Tạp chí Nhịp Cầu Doanh Nghiệp số 19 Bộ mới ngày 15.11.2013.

NCDN

Dù là các cửa hàng tạp hóa nhỏ cho tới các tập đoàn đa quốc gia, họ đều hiện hữu ở mọi ngóc ngách của trái đất này. Các công ty đã và đang kiến tạo các cơ hội, ảnh hưởng tới lựa chọn của người tiêu dùng, quản trị các nguồn lực của trái đất, và cách thức hoạt động kinh doanh đã tạo ra những ảnh hưởng vô cùng lớn và lâu dài đối với tương lai của mỗi chúng ta. Đây chính là lý do chúng ta nên dành một ngày trong năm để gắn kết các công ty theo một cách thức tích cực, để khuyến khích họ cùng chung sức tạo nên sự khác biệt theo cách thức của riêng mình. Hãy tưởng tượng, nếu như các công ty khắp thế giới hợp sức lại để cùng nhau đối mặt và vượt qua những thách thức toàn cầu, nhiều thách thức sẽ được giải quyết một cách dễ dàng hơn.

Có rất nhiều công ty đã và đang tạo ra những điều tốt đẹp trên thế giới trong hoạt động thường ngày của họ. Thay vì đơn thuần giới hạn ở trách nhiệm xã hội (CSR),  các công ty nhìn nhận chính mình như những tổ chức liên tục thay đổi để hình thành thế giới tốt đẹp hơn. Một số ví dụ rất rõ ràng chính là hãng xe điện Telsa Motor, đầu tư sáng lập bởi Elon Musk, để cả thế giới thấy được tiềm năng của xe ô tô chạy bằng điện, nhằm  giảm đáng kể lượng tiêu thụ dầu thô toàn cầu. Hay như Google với vai trò người cung cấp internet miễn phí tới những vùng đất xa xôi khác nhau của thế giới.

Liệu thế giới có trở nên tốt đẹp hơn nếu thiếu các công ty tư nhân?

Một số người cho rằng các công ty không có khả năng tạo ra những điều tốt đẹp và lợi nhuận chính là điều họ luôn hướng tới. Rất không may, với rất nhiều sờ-căng-đan như đầu cơ của thị trường tài chính đẫn dến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 cho đến lạm dụng nhân công ngành may ở Dhaka, điều này dường như không thể chối bỏ. Rất nhiều những bộ phim và các thước phim tài liệu, dựa trên sự ghét bỏ đối với các doanh nghiệp đa quốc gia, đã khuyến khích sự không hài lòng của công chúng đối với sự không công bằng các doanh nghiệp tạo ra trong thời đại hiện đại. Nhưng thực chất việc làm này, đang giới hạn khả năng hợp tác để tạo ra những thay đổi bền vững.

Một giải pháp bền vững hơn, thay vì gắn kết các doanh nghiệp khi họ mắc lỗi, chính là khuyến khích họ làm điều tốt để tạo ra một tương lai bền vững hơn xét về lợi nhuận và phát triển. Ông Richard Branson đã khẳng định điều này trong buổi phỏng vấn với Thought Economies rằng “Ngày nay chúng ta càng nghe nhiều về các doanh nghiệp cần đóng vai trò lớn như thế nào đối với xã hội để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Tất cả chúng ta đều có vai trò này và điều này làm cho các doanh nghiệp tồn tại. Thực tế, nhu cầu người tiêu dùng chính là điều khiến các doanh nghiệp có trách nhiệm”.

Các công ty hiện được coi như hạt nhân cốt lõi của phát triển bền vững

Từ thế kỷ 20 phong trào của một nhóm các nhà lãnh đạo đã đề xuất các công ty được xem như hạt nhân cốt lõi của phát triển bền vững thay vì là đối tác đơn thuần hay thậm chí, những người cản đường. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được khởi xướng bởi Giáo sư Klaus Schwab, chính là nơi các lãnh đạo từ các doanh nghiệp hàng đầu, các tổ chức chính trị, phi lợi nhuận, chính phủ và các học giả cùng nhau đưa ra giải pháp với những vấn đề thời sự quốc tế. WEF được thiết kế dựa Thuyết Cổ đông của Ông – rằng các doanh nghiệp không chỉ phục vụ các cổ đông đóp góp vốn, mà tất cả các cổ đông liên quan đến tổ chức. Cổ đông được đề cập ở đây bao gồm tất cả các tổ chức xã hội gắn trực tiếp hoặc gián tiếp đến doanh nghiệp, bao gồm cả những người lao động, khách hàng, nhà cung cấp, chính phủ và xã hội mà doanh nghiệp này đang hoạt động. Sáng kiến WEF hiện đã phát triển trở thành một bệ phóng có tầm ảnh hưởng rất lớn và thể hiện việc các công ty tư nhân hợp tác lẫn nhau có thể đem lại những điều tốt đẹp như thế nào.

Trong lịch sử các tôn giáo lâu đời như đạo Phật, Đạo cơ-đốc và Đạo Hồi, rất nhiều ý tưởng đã xuất hiện về các doanh nghiệp có thể được truyền cảm hứng bởi niềm tin tạo ra điều tốt đẹp cho thế giới. Đầu thế kỷ 21 bắt đầu, người giàu nhất thế giới, Bill Gates đã thành lập một Quỹ từ thiện sử dụng tất cả những kỹ năng doanh nhân và tài năng của ông để làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Ít ai có thể tưởng tượng rằng một người đàn ông, từng bị truyền thông và công chúng coi là kẻ độc tài, lại đang tạo ra những điều khác biệt cho thế giới. Bill và Melinda Gates đã tạo ra khác biệt ở nhiều lĩnh vực vốn được tiên phong và dẫn dắt bởi các chính phủ và tổ chức phi chính phủ (NGO). Từ giảm thiểu chi phí vắc-xin để cứu chữa những căn bệnh mà không đem lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp dược phẩm, Quỹ Bill and Melinda Gates đã tiên phong trong việc cứu giúp hàng triệu người trên toàn thế giới. Điều này một lần nữa, khẳng định, về những điều có thể xảy ra khi các công ty được truyền cảm hứng suy ngẫm về những tiềm năng họ có thể tận dụng để tạo ra những điều tốt đẹp và tiếp tục theo đuổi nó.

Chiến dịch toàn cầu hướng tới Ngày Thế Giới Công ty (WCD)

Ý tưởng về một Ngày Thế giới Công ty để truyền cảm hứng cho các công ty suy ngẫm về việc họ có thể tạo ra những điều tốt đẹp hơn cho thế giới qua chính những công việc thường ngày của mình dường như một lẽ thường tình. Bởi vậy, chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi có rất nhiều ngày thế giới cùng kỷ niệm vì 1 mục đích nào đó, hiện vẫn chưa có ngày nào dành cho các công ty trên toàn thế giới. Vào ngày 15 tháng 8 năm 2013, trước sự chứng kiến của hơn 150 lãnh đạo các doanh nghiệp và tổ chức chính trị tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, chúng tôi đã quyết định ra mắt chiến dịch toàn cầu để cùng các doanh nghiệp tham gia đệ trình lên Liên Hợp Quốc để công ngận ngày 15 tháng 8 là ngày Thế giới Công ty. Thông qua các hoạt động của Chuỗi Hội nghị Hình Thành Thế Giới, nơi chúng tôi đã gắn kết hơn 4000 lãnh đạo doanh nghiệp khắp khu vực, chúng tôi sẽ kêu gọi sự tham gia của hàng nghìn doanh nghiệp, cam kết sử dụng tất cả các nguồn lực và nhân tài để hình thành thế giới tốt đẹp hơn.

Khi bạn truy cập trang web của chiến dịch tại www.worldcompanyday.org, bạn sẽ thấy mục đích và mục tiêu của chiến dịch toàn cầu này:

Mục đích
Cải thiện nhận thức về vai trò hình thành thế giới tốt đẹp hơn của các công ty và tăng cường hợp tác nhằm tạo ra nhiều giá trị hơn.

Tầm nhìn
Xây dựng phong trào các công ty trên toàn cầu cam kết hình thành một thế giới tốt đẹp hơn bằng cách tăng cường tình bằng hữu và phát triển các giải pháp bền vững và có ý nghĩa.

Mục tiêu
Chúng tôi kêu gọi các công ty trên thế giới:
Xây dựng văn hóa hợp tác và có ý nghĩa trong công ty mình
Coi khách hàng và đối tác là những đối tác chiến lược cùng hình thành thế giới tốt đẹp hơn
Phát triển các sản phẩm và dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cho xã hộ

Là một hoạt động hưởng ứng, chúng tôi đã mời các thành viên cam kết sử dụng biểu tượng của WCD như một dấu hiệu thể hiện sự ủng hộ và tham gia của họ vào sáng kiến này. Bên cạnh đó, chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp nhìn nhận lại các mục tiêu và rà soát lại văn hóa danh nghiệp, các chính sách, sản phẩm để tự nhìn nhận mình có thể cải thiện như thế nào. Chúng tôi cũng thu thập những chia sẻ, các câu chuyện từ các doanh nghiệp, từ nhỏ hay lớn, về công việc thường ngày của họ đã đang tạo ra những khác biệt đối với những đối tác, khách hàng và cộng đồng xung quanh như thế nào. Đây là một nền tảng để các doanh nghiệp khác được truyền cảm hứng tạo ra những giá trị tốt đẹp hơn ở tất cả các nơi trên thế giới.
Chiến dịch này không phải một phương thuốc kỳ diệu có thể giải quyết những vấn đề của thế giới, nhưng đây chính là điểm khởi đầu cho những cuộc hội thoại để tìm kiếm vai trò bền vững hơn cho tất cả các công ty. Vào ngày chúng tôi ra mắt WCD lần đầu tiên, đã có lãnh đạo công ty chia sẻ trực tiếp với chúng tôi rằng ý tưởng này sẽ tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ý tưởng này tốt bởi nó khuyến khích họ nghĩ về vai trò của mình, và vị trí doanh nghiệp mình đảm nhiệm trong xã hội để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn. Thật lạ là không ai nghĩ về điều này trước kia. Nhưng không bao giờ là muộn cả. Các công ty không nên là những thể chế vô danh, trong nội bộ mỗi công ty, họ chính là một cộng đồng vi mô của những cá nhân đoàn kết, sáng tạo và mong muốn tạo ra điều tốt đẹp giống nhau. Điều này chính là những gì WCD muốn truyền cảm hứng, giống như ý nghĩa của từ “công ty”, chúng ta đều ở chung một hành trình và chúng ta cần lẫn nhau để tạo ra những giải pháp tốt nhất cho tương lai.

Tagged with: ,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*